Xin nhập Quốc tịch Việt Nam

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân Việt Nam. Bài viết dưới đây Luật Việt JVS sẽ cung cấp những thông tin và thủ tục xin nhập Quốc tich Việt Nam tới các bạn đọc để hiểu rõ hơn về thủ tục pháp lý này.

 

1. Điều kiện xin nhập Quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

– Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

– Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp khác do pháp luật quy định 

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

–  Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Ngoài ra, đối với trường hợp quy định người nhập tịch là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì không cần các điều kiện: Biết tiếng Việt để hòa nhập với cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch; Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam; Phải thôi quốc tịch nước ngoài (khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt nam).

2. Hồ sơ xin nhập Quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 19, Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014 thì hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các tài liệu sau:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam

–  Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Đối với trường hợp người nhập tịch là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì không cần cung cấp: giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt, Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam và Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam khi làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên phải cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ với công dân Việt Nam

3. Trình tự, thủ tục xin nhập Quốc tịch Việt Nam

Căn cứ tại Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

Bước 1: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ theo quy định cho Sở Tư pháp nơi cư trú. 

Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Bước 6: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Bước 7: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

4. Dịch vụ pháp lý xin nhập Quốc tịch Việt Nam tại Công ty Luật Việt JVS

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và tận tâm, Luật Việt JVS cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin nhập quốc tịch Việt Nam với quy trình nhanh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Quy trình xin quốc tịch Việt Nam tại Luật Việt JVS gồm:

– Tư vấn chi tiết về các điều kiện và thủ tục cần thiết để nhập quốc tịch Việt Nam.

– Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác, đảm bảo tuân thủ mọi quy định pháp luật.

– Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

– Theo dõi hồ sơ liên tục và cập nhật tình trạng hồ sơ một cách kịp thời.

Với sự am hiểu sâu rộng về pháp luật Việt Nam cùng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Việt JVS tự tin sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình xin nhập quốc tịch của Quý khách. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu còn thắc mắc hay cần thêm thông tin về dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin nhập quốc tịch Việt Nam của Luật Việt JVS.