Đăng ký hoạt động Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại đã trở thành một mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn cầu. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã thành công trong việc áp dụng mô hình này để phát triển và tăng trưởng doanh thu, điển hình có thể nhắc tới thương hiệu trà sữa “Mixue”. Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại như thế nào? Sau đây Luật Việt JVS sẽ giải đáp vấn đề trên.

 

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Luật Thương mại quy định về nhượng quyền thương mại (tên gọi khác bằng tiếng Anh là franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

Hoạt động nhượng quyền sẽ thực hiện trên cơ sở ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương mại với mục địch hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Hoạt động nhượng quyền sẽ gồm 2 bên là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, hai bên này được hiểu như sau:

– “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp

– “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.

2. Điều kiện để hoạt động nhượng quyền thương mại

Hiện tại theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện nhượng quyền thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP đối với Thương nhân nhượng quyền thương mại thì thương nhân chỉ được phép nhượng quyền thương mại nếu hệ thống kinh doanh dự kiến dùng để nhượng quyền phải hoạt động được tối thiểu 01 năm.

Bên cạnh đó pháp luật hiện hành không còn quy định điều kiện đối với bên nhận nhượng quyền, điều đó cho thấy Nhà nước tạo điều kiện thoáng hơn về các điều kiện pháp ký cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại tại Việt Nam.

3. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

 

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2016/NĐ-CP, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

  • Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.

– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.

– Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

– Các văn bản xác nhận về:

+ Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Lưu ý: Các giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ đơn đề nghị)

  • Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Nộp hồ sơ:

Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

– Gửi hồ sơ tới Bộ Công Thương đối với: Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam

– Gửi hồ sơ tới Sở Thương mại đối với: Các trường hợp không thuộc trường hợp gửi tới Bộ Công Thương

Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

Lưu ý: Các thời hạn nêu trên không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

Với những chia sẻ trên đây, Việt JVS hy vọng rằng Quý khách hàng đã nắm được nội dung của hoạt động đăng ký nhượng quyền thương mại. Nếu còn đang thắc mắc, băn khoăn về những vấn đề liên quan đến đăng kí nhượng quyền thương mại Quý khách hàng hãy liên hệ với Việt JVS để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.