Tư vấn quản lý nội bộ doanh nghiệp

Quản lý nội bộ doanh nghiệp là cách thức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp, việc phân chia quyền hạn & nghĩa vụ trong doanh nghiệp với mục đích bảo đảm quyền lợi của các nhóm người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, và bao gồm chính sách đối với người lao động.

Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp sẽ có  cơ cấu tổ chức quản lý, cơ chế điều chỉnh riêng, cụ thể là cơ chế điều chỉnh các mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Giám đốc, người lao động hoặc những người có liên quan khác.

Dịch vụ tư vấn nội bộ cho doanh nghiệp là dịch vụ pháp lý phổ biến hiện nay nhằm giúp cho doanh nghiệp xây dựng bộ máy vận hành công ty phù hợp, chính sách quản lý nhân sự, lao động theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả và hạn chế đến tối đa những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

DỊCH VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT VIỆT JVS

1.Tư vấn quản trị Doanh nghiệp:

  • Nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp để lên phương án tư vấn xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động sao cho phù hợp với doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo và xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn, xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy chế trên thực tế của doanh nghiệp; 

2.Tư vấn, xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên:

  •  Xây dựng Điều lệ Công ty phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động thực tiễn của từng Doanh nghiệp và theo yêu cầu của Nhà quản lý;
  • Tư vấn tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
  • Tư vấn, xây dựng, ban hành Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hồng đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;
  • Tư vấn Quy chế tổ chức hoạt động của các Phòng ban/ Bộ phận/ Phân xưởng; Nội quy lao động;
  • Xây dựng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
  • Xây dựng nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
  • Lập phương án cơ cấu thành viên và sự thay đổi thành viên của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên;
  • Thiết lập mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị – Hội đồng thành viên với Tổng Giám đốc Công ty và Ban Kiểm soát.

3.Tư vấn, xây dựng Quy chế Ban Giám đốc:

  • Tư vấn xây dựng cơ cấu bộ máy điều hành;
  • Xây dựng các quy định về trách nhiệm pháp lý của Giám đốc/Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác;
  • Tư vấn quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động, uỷ quyền trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc;
  • Xây dựng mối quan hệ giữa Giám đốc/Tổng giám đốc với Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát;
  • Xây dựng các điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc;

4. Quy chế quản lý nhân sự, chính sách tiền lương, tiền thưởng :

  • Tư vấn quy chế tổ chức quản lý và quan hệ điều hành của doanh nghiệp;
  • Tư vấn Hợp đồng lao động, Hợp đồng học việc, Hợp đồng học nghề và các loaị hợp đồng khác;
  • Chính sách tiền lương và các chính sách phụ cấp, đãi ngộ đối với người lao động nhằm nâng cao sự gắn bó giữa các cán bộ, nhân viên với sự nghiệp lâu dài của doanh nghiệp;
  • Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong Công ty;
  • Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.
  • Và xây dựng các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.