Giấy phép khác

Xuất khẩu lao động là quá trình đưa lao động từ một quốc gia sang một quốc gia khác để làm việc. Cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thuê lao động từ một quốc gia để làm việc tại quốc gia khác. Thực tế cho thấy rằng, xuất khẩu lao động mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người lao động, người sử dụng lao động, cũng như quốc gia xuất khẩu lao động, quốc gia nhập khẩu lao động. Tuy nhiên, đi kèm với đó là không ít những rủi ro về vấn đề pháp lý. Công ty luật Viet JVS với một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, hoạt động lâu năm, am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã cung cấp dịch vụ “Tư vấn xuất khẩu lao động”, đáp ứng nhu cầu cho cả khách hàng trong và ngoài nước.



VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

– Các văn bản chung:

  1. Luật số 69/2020/QH14 Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  2. Nghị định 112/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  3. Thông tư 21/2021/BLĐTBXH Quy định chi tiết một số điều Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  4. Thông tư 20/2021/TT-BLĐTBXH Quy định về hệ thống người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

– Các văn bản về chi phí, xử phạt

  1. Quyết định 630/QĐ-LĐTBXH về đơn giá đào tạo người lao động tại huyện nghèo theo QĐ 71/2009/QĐ-TTG;
  2. Quyết định 10/2021/QĐ-TTg về quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài;
  3. Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
  4. Nghị định 24/2018/NĐ-CP Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

CÁC HÌNH THỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

– Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

– Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.


ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

– Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau:

+ Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật đầu tư;

+ Đã ký quỹ tại ngân hàng;

+ Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,..

– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ;

– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Có trang thông tin điện tử

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGƯỜI

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện cấp Giấy phép.

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

– Lệ phí cấp phép thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.


Với những chia sẻ trên đây, Việt JVS hy vọng rằng Quý khách hàng đã nắm chắc được các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực xuất khẩu lao động, cũng như các hình thức, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, lệ phí cấp giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc gì về những vấn đề liên quan đến tư vấn xuất khẩu lao động Quý khách hàng hãy liên hệ với Việt JVS để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ “Tư vấn xuất khẩu lao động” của chúng tôi.