Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là một quyết định mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng, vậy nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập để đạt được những mục đích đề ra là câu hỏi kinh điển của phần lớn các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu khởi nhiệp. Bài viết dưới đây Công ty Luật Việt JVS sẽ đưa ra những định nghĩa cũng như ưu, nhược điểm của từng laoij hình doanh nghiệp để nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về từng loại hình doanh nghiệp.

1. Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

2. Các loại hình doanh nghiệp

2.1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường do cá nhân muốn mở công ty và không muốn nhiều người cũng sở hữu công ty của mình.

+ Ưu điểm:

– Thủ tục thành lập công ty đơn giản

– Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác

– Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh.

– Bởi vì không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

+ Nhược điểm:

– Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 Doanh Nghiệp Tư Nhân. Cá nhân đã thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không thể đứng tên chủ hộ kinh doanh cũng như không thể là thành viên của một Công ty Hợp Danh khác.

– Do không có tư cách pháp nhân, nên không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp (cá nhân) với tài sản của doanh nghiệp do đó mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

– Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp. Kể cả đang cho thuê doanh nghiệp hoặc thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước pháp luật.

– Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

2.2. Công ty hợp danh

Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, Trong khi đó thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

+ Ưu điểm:

– Các thành viên góp vốn vào công ty hầu hết đều có quen biết và tin tưởng lẫn nhau cùng góp vốn làm kinh doanh. Do đó việc quản lý dễ dàng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá nhân các thành viên tham gia góp vốn. Tuy nhiên trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với công ty vẫn là vô hạn.

– So với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh kết hợp được uy tín của nhiều cá nhân nên dễ dàng tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng.

– Do không bị giới hạn về số lượng thành viên nên đây là một trong những lợi thế để có thể kêu gọi vốn bằng hình thức thêm thành viên công ty

-Mô hình tổ chức công ty khá đơn giả, không cần thiết có nhiều phòng ban rườm rà.

+ Nhược điểm:

– Khác với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

– Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

– Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì cần được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khá. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu kể từ thời điểm chuyển nhượng, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ nợ phát sinh trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên.

– Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty phải làm thông báo bằng văn bản trước đó ít nhất 06 tháng và chỉ được phép rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính (bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp) và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

Vì những nhược điểm rất lớn trên cho nên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Các công ty tư vấn thường hướng khách hàng sang thành lập loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ hạn chế được rủi ro cho các chủ sở hữu công ty

2.3. Công ty cổ phần

Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Ưu điểm:

– Có tư cách pháp nhân, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông khi góp vốn khi đầu tư vào công ty.

– Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì chỉ có công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất lớn. Với tiềm lực kinh tế mạnh thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề của loại hình công ty này trở nên rất dễ dàng giúp cho các nhà đầu tư sinh lời nhanh chóng.

– Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp cũng rất dễ dàng nên phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả cán bộ công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

+ Nhược điểm:

– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn những loại hình khác.

– Việc quản lý điều hành phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế; có thể có sự phân hoá thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích.

– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần không chỉ tốn kém mà còn phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về vấn đề kế toán, thuế.

– Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty bị hạn chế do phải công khai báo cáo với các cổ đông.

– Quyền của những người điều hành (tổng giám đốc, giám đốc,…) trong công ty cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông

2.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Là loại hình doanh nghiệp có hai hình thức hoạt động: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên

2.4.1. Công ty TNHH một thành viên

Loại hình doanh nghiệp này có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.

+ Ưu điểm:

– Một sở hữu, toàn quyền quyết định

– Có tư cách pháp nhân,

– chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).

+ Nhược điểm:

– Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn cho người khác.

– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật

– Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu

2.4.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức trở lên làm chủ sở hữu nhưng không được vượt quá 50 thành viên.

+ Ưu điểm:

– Số lượng thành viên không nhiều (2-50), quản lý điều hành không phức tạp

– Có tư cách pháp nhân nên có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân vì vậy các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho các thành viên góp vốn khi đầu tư vào công ty.

– Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn

– Thàn viên công ty muốn chuyển nhượng vốn thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại trong công ty. Trong thời hạn 30 ngày nếu không có thành viên nào trong công ty mua thì thành viên đó mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Đây là quyền lợi rất lớn dành cho các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vì sẽ hạn chế tối đa khả năng thâu tóm công ty của các cá nhân/tổ chức bên ngoài.

+ Nhược điểm:

– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

– Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu

Vì những ưu điểm vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh nên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay.

Ngoài những loại hình doanh nghiệp trên thì còn có một số loại hình khác như Doanh nghiệp có vốn nhà nước, Công ty liên doanh và Hợp tác xã. Tuy nhiên những loại hình này không phổ biến hoặc để thành lập được cần có các điều kiện nhất định

3. Dịch vụ tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp của công ty Luật Việt JVS

Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì cũng có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch cụ thể, được cơ quan nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nên có thể tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà đầu tư và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào tùy vào nhu cầu của từng nhà đầu tư tại từng thời điểm. Công ty Luật Việt JVS hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc tư vấn và lựa chọn loại hình doanh nghiệp một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm nhâtd. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Địa chỉ liên lạc

Công ty: Luật Việt JVS

Hotline: 0968 89 81 89

Email:  [email protected]

Địa chỉ: Tòa 14A1 Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội