Môi trường đầu tư thuận lợi là yếu tố “hút” nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án đầu tư mới, điều này giúp dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam ngày càng gia tăng.
Theo nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Cũng Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để hỗ trợ tối đa các Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoạt động đầu tư được thuận lợi, Việt JVS thực hiện cung cấp dịch thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho các nhà đầu tư trong đa lĩnh vực và với các Quốc tịch khác nhau.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Biểu cam kết WTO;
– Hiệp định thương mại đa phương có cam kết về đầu tư;
– Luật Đầu tư năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
– Luật Doanh nghiệp năm 2020, được sửa đổi bổ sung năm 2022 và văn bản hướng dẫn thi hành;
– Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Bước 1. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( IRC)
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
1.Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
2.Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
3.Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
4. Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
5. Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
6. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
7. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
8. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
* Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế nơi Công ty đặt trụ sở chính.
* Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc trừ trường hợp đối với các hồ sơ phải xin Chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( ERC)
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy nhận đăng ký doanh nghiệp:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên/ danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
+ Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần..v.v thành phần hồ sơ phù hợp tương ứng theo mỗi hình thức hoạt động.
* Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính
* Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
Bước 3. Thực hiện thủ tục khắc con dấu pháp nhân:
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khác con dấu theo quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:
– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ( Giấy phép con):
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với mỗi ngành nghề theo quy định của Luật chuyên ngành.
Ngoài ra đối với các nghàn nghề kinh doanh không có điều kiện, Doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận IRC và ERC.
Bước 5. Triển khai hoạt động
Sau khi công ty được thành lập nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như công ty Việt Nam. Cụ thể:
– Treo biển tại trụ sở.
– Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
– Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
– Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
– Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Kê khai nộp thuế theo quy định.
Với nội dung quy định nêu trên, Việt JVS cung cấp thông tin tư vấn về trình tự khi thực hiện thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giúp các Nhà đầu tư nắm được quy trình triển khai hoạt động. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ với Việt JVS để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.