Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Vì nhiều nguyên do khác nhau doanh nghiệp đi đến quyết định giải thể, nhưng phần đa xuất phát từ ý chí của chủ doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán. Công ty luật Viet JVS với một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật doanh nghiệp, Viet JVS đã tiến hành tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp cho nhiều lượt khách hàng cả trong và ngoài nước.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021;
- Quyết định 885/QĐ-BKHĐT ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2021;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2921;
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ban hành ngày 05 tháng 8 năm 2019.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;
– Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể
Theo Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp năm 2020 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Trường hợp 2: Theo Nghị quyết, Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Trường hợp 3: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Trường hợp 4: Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật quản lý thuế có quy định khác.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Theo Khoản 1 Điều 210 Luật doanh nghiệp 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022), hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ vể thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
-Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp 1, trường hợp 2, trường hợp 3 nêu trên được thực hiện theo Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022);
-Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp 4 được thực hiện theo Điều 209 Luật doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022);
– Kết quả Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Thông báo xác nhận giải thể và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
Với những chia sẻ trên đây, Viet JVS hy vọng rằng Quý khách hàng đã nắm được những thông tin cần thiết về giải thể doanh nghiệp. Nếu còn đang băn khoăn, thắc mắc gì về những vấn đề liên quan đến giải thể doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với Viet JVS để được tư vấn pháp luật miễn phí và sử dụng dịch vụ tư vấn “Giải thể doanh nghiệp” của chúng tôi.